Được tạo bởi Blogger.

Bánh cuốn Thanh Trì


Thanh Trì có bánh cuốn ngon,
Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng,
Thanh Trì cảnh đẹp, người đông,
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Câu ca dao cổ trên phần nào đã cho thấy sự nổi tiếng và vị ngon độc đáo của món bánh cuốn Thanh Trì.

Làng cổ Thanh Trì trải dài 3 km dọc đê con sông Hồng ở phía Nam Hà Nội từ nhiều năm nay nổi tiểng với món bánh cuốn. Tên gọi bánh cuốn Thanh Trì dường như đã trở thành "thương hiệu" riêng cho món quà độc đáo này của người làng Thanh Trì cũng như của những người yêu Hà Nội.
Làm bánh cuốn cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi. Mỗi lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Khách ăn đến đâu, người bán khẽ bóc từng lá đến đấy như tách thứ lụa mỏng, mịn mỡ màng. Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt, để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm. Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, dấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, giọt cà cuống và hành phi . Bánh có thể ăn kèm với chả quế, ruốc thịt, ruốc tôm hấp nóng trong một nồi nước.* Mỗi đĩa bánh cuốn Thanh Trì với mươi lá mỏng là đủ một bữa điểm tâm thanh cảnh mà ngon lành.

Hình ảnh những cô hàng bên thúng bánh cuốn đã trở thành hình ảnh thân quen với những người dân sinh sống tại Hà Nội. Chỉ là món quà quê dân dã nhưng bánh cuốn Thanh Trì đã thổi hồn cho ẩm thực Hà Nội, tinh tế mà thanh cao.

Nộm rau cần Hương Canh - Vĩnh Phúc


Ở Hương Canh - Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc có món vó cần (nộm rau cần), một món ăn dân dã được lưu truyền qua nhiều đời, đến nay vẫn hấp dẫn thực khách.

Rau cần trắng nhặt hết rễ và lá, rửa sạch, chẻ đôi những cọng to, nghiêng dao thái vát thành miếng dài chừng hai đốt ngón tay (hai đầu đều vạt ống). Bánh đa mật đường (chưa nướng) cắt nhỏ cỡ ngón tay rán giòn xoắn lại như phoi bào gỗ.

Thịt ba chỉ (cả bì đem luộc chín thái mỏng - vừng rang, lạc rang giã giập - Tất cả các thứ trên cho vào trộn đều, cho thêm giấm, đường, nước mắm, nếm vừa khẩu vị.

Bày lên đĩa, trên mặt nộm rắc thêm rau thơm. Nhìn đĩa nộm đã thấy hấp dẫn. Khi ăn thấy có đủ hương vị thơm giòn của cọng cần, bùi béo của vừng lạc, ngọt ngọt của đường, chua chua của giấm, giòn tan, béo, ngọt của bánh đá quyện với dẻo thơm của bì, thịt mỡ ba chỉ lại điểm một chút rau thơm.
Pa pính
Là món cá nướng. Người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, chắm..., con độ một cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, bỏ ruột, để ráo nước, rồi xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá: Mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để một lúc cho ngấm gia vị, cá cứng; cặp dọc cá, nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.

Mẹo hay với trứng gà


Trứng là món ăn dễ chế biến nhất, ai không biết nấu ăn cũng có thể vào bếp với nhiều món trứng. Nhưng trứng còn có nhiều công dụng khác ngoài việc là một thức ăn dinh dưỡng .
- Nếu lỡ nấu canh mà các bạn đậy nắp nồi thì nước canh sẽ bị đục và nhiều bọt. Bạn hãy cho lòng trắng trứng gà vào nồi canh. Lòng trắng trứng sẽ quến hết những bọt dơ và nước canh của bạn sẽ trong lại.
- Vì nấu cơm nhão nên khi chiên, cơm cũng vẫn bị nhão. Bạn chỉ cần đập vào chảo cơm chiên 1 quả trứng gà, cơm sẽ ráo lại ngay.
- Khi chiên trứng muốn cho trứng nở xốp, không bị khô, sau khi nêm nếm gia vị, bạn đánh trứng đều tay rồi thêm vào 1 muỗng cà phê nước. Món trứng chiên của các bạn sẽ ngon hơn rất nhiều.
TheoSức sống mới.

Cách làm nước mắm trộn gỏi ngon


Bạn có biết để món gỏi ngon thì nước mắm trộn phải thật khéo để gỏi không bị ướt.
Bạn hãy thử áp dụng công thứ 3 nước mắm + 1 đường và nấu tan chảy trên bếp, sau đó để nguội cho nước mắm keo lại như mật ong – dùng nước mắm này trộn gỏi, đảm bảo gỏi trộn sẽ rất khô và không bị ướt hay đọng nước.
Ví dụ cứ 100ml nước mắm thì 200g đường là đủ, tùy theo món mà bạn có thể dùng chanh hay dấm để làm tăng độ chua, ngọt.
Với dấm bạn có thể nấu cùng với nước mắm và đường cho keo lại, nhưng chanh thì nên để riêng, vì nếu vắt chánh trước khi trộn gỏi, sẽ rất dễ bị đắng.
Cách làm nước mắm trộn gỏi này có thể áp dụng cho tất cảc các loại món gỏi mà bạn muốn làm.
Từ Linh Hương 
Nguồn: amthuc

Làm thế nào để có món cá tươi ngon


Chúng ta đều biết rằng cá rất tốt cho sức khỏe. Mỡ cá, đặc biệt là những loại cá béo như: cá hồi, cá ngừ Califoni, cá thu được xem là có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, và thậm chí cả những bệnh như Alzheimer và đột quỵ.

Nhưng dường như mọi người thường ngại nấu món cá tại nhà. Người Mỹ chỉ ăn trung bình 15 cân cá một năm nhưng họ ăn cá ở nhà hàng nhiều gấp 2 lần tự nấu tại nhà. Mua cá, bảo quản và chế biến món cá thì không quá khó. Sau đây là một vài bí quyết nhỏ giúp bạn có món cá thật ngon.
1.Chọn mua cá tươi ngon:
Biết cách chọn cá và hải sản tươi là một kĩ năng cần thiết. Trừ khi chính bạn là người bắt được cá, còn không thì bạn chẳng tài nào biết được chính xác cá có tươi hay không. Sau đây là một vài bí quyết để chọn được cá tươi.
- Đối với cá nguyên con ướp lạnh:
Xem mắt cá có trong và sáng hay không?. Mắt cá là chìa khóa quan trọng để biết được cá có tươi thực sự không, bởi vì chúng sẽ nhanh chóng chuyển qua màu xám đục. Cá có mắt màu xám đục có thể vẫn còn ăn được nhưng không còn ngon nữa.
Tiếp theo là nhìn vào thân cá. Chúng có còn độ sáng bóng hay không? Nếu có mảng đục hay nhạt màu trên thân cá thì không nên mua.
Ngửi cá. Một con cá tươi thường có mùi như là nước sạch, mùi biển hoặc thậm chí là mùi như dưa leo vậy. Không nên mua cá có mùi khó chịu. Nấu nướng cũng không làm giảm bớt những mùi vị đó được.
Nhìn vào mang cá. Mang cá phải có màu đỏ tươi. Nếu cá đã cũ, chúng sẽ nhanh chóng chuyển sang màu gạch nhạt. 
- Đối với cá nguyên con còn sống:
Cách tốt nhất để chọn cá, tôm, hay các loại hài sản sống là xem chúng hoạt động như thế nào. Nên chọn những con đang bơi khỏe hoặc di chuyển lạo xạo quanh thùng. Nếu nó ủ rũ ở một góc hoặc bơi yếu thì không nên chọn.
2. Bảo quản cá tươi.
Cá là loại thức ăn đắt và rất dễ hỏng, vì vậy phải bảo quản thật kĩ. Bảo quản đúng cách thì không khó, nhưng muốn bảo quản tốt nhất phải đi kèm thêm vài dụng cụ.
Đầu tiên bạn cần một cái hộp nhựa lớn. Tốt nhất là bạn sẽ dùng một cái hộp nhỏ hơn một xíu bỏ gọn vào cái cái hộp lớn hơn, sau đó đục thật nhiều lỗ ở dưới đáy hộp nhỏ. Cá và đá được đặt vào hộp nhỏ. Để tránh hộp nhỏ chạm đáy hộp lớn, bạn cần dùng vật gì đó để kê nó lên. Nên dùng đá đã đập nhỏ vì những viên đá lớn mất nhiều thời gian hơn để tan và có thể làm đổi màu da của cá. Thay đá khi nó đã tan hết và đổ nước tan ra ngoài.
Đó cũng là lí do tại sao mỡ cá rất tốt cho bạn. Bởi vì nó ở dạng lỏng ngay cả khi nhiệt độ xuống rất thấp, nên nó sẽ không đọng lại trong cơ thể bạn thành mỡ đậm đặc, bão hòa như mỡ bò. Mỡ cá cũng chứa nhiều axit béo omega-3, loại chất mà hầu hết thịt của các động vật ăn cỏ rất hiếm.
Có thể giữ được cá trong bao lâu theo cách này? Điều này còn tùy. Nếu chính bạn bắt cá, bạn có thể giữ chúng trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Cá mua ở chợ không giữ được lâu như vậy, tối đa là vài ngày.
3. Bí quyết làm đông cá.
Bất cứ loại cá nào bạn muốn để dành ăn trong vòng vài ngày đều phải được làm đông. Làm đông cá không có nghĩa là bạn cứ cho nó vào ngăn đá. Sau đây là những điều bạn cần biết để giữ được chất lượng của cá hàng tháng:
- Không khí là kẻ thù của bạn. Chỉ cần một ít không khí tiếp xúc với cá cũng sẽ phá hủy nó. Vì thế bạn phải ngăn không khí bằng cách bịt kín cá trong môi trường chân không, bọc cá thật chặt.
- Nếu bạn bắt hoặc mua được nhiều cá tươi ở chợ, hãy mua một cái túi chân không. Nó rất hữu ích.
- Nếu bạn không dùng túi chân không, có thể bọc cá bằng cách nhúng chúng vào trong nước lạnh sau đó bỏ vào ngăn làm đông. Hãy để nước đông đá, sau đó lặp lại quy trình này vài lần cho đến khi tạo được một lớp đá dày khoảng ¼ inch bao quanh cá. Sau đó bạn có thể đặt cá đã làm đông vào trong túi nhựa để bảo quản.
Nếu bạn xả đông cá, hãy làm từ từ. Đừng bao giờ đặt nó vào lò vi sóng để xả đông. Hãy làm tan chúng dần dần trong tủ lạnh hoặc nước lạnh.
4. Nấu món cá:
Ướp cá. Ướp cá làm tăng thêm hương vị và độ ẩm, nhưng chỉ nên ướp trong thời gian ngắn. Nếu thịt cá được đặt chung với các thành phần chua khác trong hơn 30 phút, axít sẽ làm biến dạng các protein mỏng manh, thịt cá sẽ bị nhão.
Loại bỏ xương. Một số loại cá có nhiều xương, để loại bỏ xương, ấn ngón tay vào phần thịt của cá, sau đó dùng nhíp gắp xương ra.
Đừng nấu quá nhừ.
Nên tắt bếp sớm. Nấu kĩ quá sẽ nhanh chóng làm hỏng bề mặt, mùi vị và những chất bổ dưỡng trong cá, vì thế nên lấy cá ra khỏi bếp khi nó vừa chín tới; nhiệt độ còn lại của cá sẽ làm cho cá chín hoàn toàn.
Có rất nhiều cách để nấu món cá: chiên, rim, nướng, đút lò… Nhưng có một điều quan trọng cần phải nhớ khi nấu món cá là hãy để cho nó nằm yên, đừng chạm vào nó ngay mà hãy chờ trong vòng 2-4 phút. Cá sẽ hình thành một cái vỏ cứng bên ngoài và sẽ gỡ ra khỏi chảo dễ dàng mà không bị nát.
HƯƠNG THU
(Tổng hợp từ About.com)

Ăn kiêng để trị ho


Nhiều bệnh nhân suốt thời gian dài cứ chạy chữa mãi với chỉ mỗi triệu chứng ho mà không giải quyết được. Ho làm họ khó chịu, thiếu tự tin khi hội họp hay đứng gần người thân...

Chính vì thế, họ phải đi khám nhiều nơi với nhiều chẩn đoán khác nhau (như bị viêm nhiễm đường hô hấp hay hội chứng trào ngược dịch vị...) và được kê toa nhiều loại thuốc đắt tiền như kháng sinh dạng “bom tấn”, kháng histamin, ức chế ho kiểu codein, kháng axít dạ dày, long đàm... Thế rồi cũng có lúc những tiếng ho lụ khụ giảm bớt khi đang dùng thuốc, nhưng khi hết thuốc lại ho như cũ.
Vì sao thế? Là vì trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân, và cả thầy thuốc, đã quá tin tưởng, quá hy vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên mất vũ khí tối quan trọng của bản thân. Đó chính là sự hiểu biết về những yếu tố tác động lên bệnh mà chủ yếu là chế độ ăn uống hằng ngày.
Đối với khẩu phần ăn của người đang bị ho, dù ho vì bất kể nguyên nhân gì, cũng cần phải loại bỏ ngay những món ăn như tôm, dừa (kể cả các thực phẩm làm từ dừa), trứng các loại (ảnh), đậu phộng, hạt điều, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nước mía, nước đá, cốm và thói quen hút thuốc lá. Bởi dù vô tình hay hữu ý, nếu để cơ thể hấp thu một trong những món nói trên thì đều làm cho triệu chứng ho thêm nặng, thêm dai dẳng.
Khi bị ho, đã chạy chữa nhiều cách mà không khỏi, hãy thử kiêng ăn những thứ nói trên. Trong rất nhiều trường hợp, nhờ biện pháp này mà triệu chứng ho hết hẳn.

the
noun: savor, flavor

Bò bía - Sài Gòn


Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.

Nem nướng Cái răng - Cần Thơ


Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó.

Đất Cần Thơ là một ví dụ mà nổi bật là bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem

do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho hả hê lòng.
Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong dĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.

Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, khóm, khế... mà phải là loại khế chua thì mới thấm vị.

Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem mỏng tang, gắp ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, khóm, khế rồi để viên nem lên, cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt. Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt pha thật khéo thì ai một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên.

Ngày nay đến Cái Răng mặc dù người tạo nên món ăn để đời này không còn nhưng con cháu bà vẫn giữ lấy nghề. Hương vị không còn như xưa nhưng đây vẫn là một món ăn du khách nên thưởng thức mỗi lần có dịp ngang qua.

Cơm gà Hôi An


“Một món ăn đậm đà hương vị, một điều gì đó khiến những người yêu thích món gà phải ghé thử một lần…”. Đó không chỉ là những lời nhận xét của tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Plane, mà bất cứ du khách nào khi ghé thăm phố Hội đều không thể bỏ qua món cơm gà mang đậm dấu ấn của văn hóa ẩm thực xứ Quảng.
Mang hồn quê của vùng đất anh hùng, cơm gà ở khắp các nẻo đường của phố Hội. Chỉ cần nhẹ bước vào một quán nhỏ bình dân gọi xuất cơm gà; trong vòng 10 phút là có ngay đĩa cơm gà thơm ngon để bạn thưởng thức. Chỉ đơn giản là cơm nấu với gà luộc, nhưng nét đặc sắc, tài hoa của các nghệ sĩ ẩm thực bình dân phố Hội thể hiện ở những hương vị của cơm, gà, nước chấm và cả đồ ăn chua đi kèm.

Nếu gà luộc miền Bắc thường để nguyên miếng, vuông vức, màu sắc mùi vị đậm đà của gà luộc. Có chăng là có thêm ít tiêu ớt, lá chanh để thêm thi vị thì gà luộc miền trung và gà luộc Hội An lại khác, cầu kì và thanh nhã hơn. Gà luộc chín, dưới đôi tay khéo léo của nàng thiếu nữ phố Hội, từng miếng thịt thơm ngon được xé chỉ và bóp với hành tây, tiêu muối và rau răm cho thật thấm. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

Gà xé sợi đậm đà hương vị gà tơ, thoang thoảng mùi hành, tiêu, rau răm, còn nước luộc gà thì dùng để nấu cơm nên hạt căng tròn, vàng nhẹ, có vị ngon ngọt. Nhìn món cơm gà vàn ươm điểm thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, cùng với tương ớt sền sệt, cay cay mang đậm dấu ấn của vùng đất Quảng Đà được bày trong chiếc đĩa nhỏ xinh khiến ai cũng phải thòm thèm.

Cùng với cao lầu, cơm gà đã trở thành một món ăn ngon đặc trưng của phố Hội, được bán nhiều trên các ngả phố mà tập trung nhiều nhất vẫn là ở các đường Hoàng Diệu, Lê Lợi, Phan Chu Trinh... với các quán cơm và gánh cơm nổi tiếng như cơm gà bà Bụi, cơm gà bà Minh, cơm gà kiệt Cika... Người ăn đến đây để thưởng thức món cơm gà “chính gốc”, với đầy đủ gà xé, hành tây, lá bạc hà, dưa chua đu đủ. Nếu một lần ghé thâm đất Quảng Đà, hãy đến đô thị cổ Hội An để ngắm nhìn, dạo chơi qua sông Hoài, chùa Cầu, nhà cổ và đặc biệt là quây quần bên bàn bè và người thân cùng thưởng thức món cơm gà phố Hội để cảm nhận hết hương vị của mảnh đất và con người nơi đây.

Cá suối nướng Quảng Bình


Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh làm say lòng du khách mà nơi đây còn có nhiều món ăn khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên.
Biển Nhật Lệ đã hào phóng ban tặng cho người dân Quảng Bình nhiều loại hải sản ngon như: tôm hùm, cá ngứa, mực...Trong số đó phải kể đến cá suối, đóng góp vào sự độc đáo của thực đơn đặc sản địa phương.

Để làm được món cá suối nướng, người ta chọn loại cá suối khoảng 0,5 kg trở lên, béo và còn tươi sống. Trước khi mổ phải cạo vảy để gia vị ướp ngấm đều vào cá, không mổ cá đằng bụng mà phải mổ đằng dọc sống lưng để khi gấp úp, con cá mềm mại dễ gấp hơn và để phần gia vị nhồi trong bụng cá khi tiếp xúc với than hồng sẽ toả mùi thơm ngấm vào thịt cá. Dao mổ cá phải là dao sắc lẹm, khía thẳng, dứt khoát, không khía nhiều lần gây nát cá. Sau khi bỏ mật cá bắt đầu ướp nhồi gia vị... Người ta dùng gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng... để nhồi vào bụng cá.

Cá suối nướng Quảng Bình đặc biệt ở cách nướng. Gấp úp đôi con cá lại, xoa một lớp bột riềng và thính gạo ra ngoài vỏ cá rồi kẹp vào gắp nướng. Sau đó phải nướng cá trên cây củi gỗ núi đá. Nếu nướng trên than cây tre và các loại cây gỗ tạp thì cá không chín vàng đều và không thơm ngon. Người ngồi nướng cá cần phải kiên trì hơ cho con cá chín dần, chín đều, không nóng vội dí sát cá vào bếp lửa cá sẽ cháy sém bên ngoài nhưng chưa đủ độ chín thơm bên trong. Khi gỡ cá ra đĩa, người dân Quảng Bình có sáng kiến dùng sợi chỉ vuốt dọc theo chiều gắp, con cá được gỡ ra vẫn nguyên vẹn, không vỡ nát.

“Bỏ miếng nào phí miếng đó nhé”. Anh bạn tôi vừa nói vừa cho vào bát của tôi một miếng thịt cá suối nướng vàng ươm. Tôi cắn nhẹ một miếng, cá  rất mềm, hơi beo béo, không ngán và nhai kỹ càng cảm nhận được vị ngọt. Thú vị không kém khi thưởng thức cá suối nướng với món xôi trắng vừa thơm vừa dẻo, vị cay, vị ngọt của cá, hương vị của các loại rau thơm trộn lan tỏa thật không dễ gì quên được.

Cá suối nướng là một đặc sản níu lòng du khách mỗi khi đến và rời miền gió lào cát trắng.

Bún cá - Hương sắc ẩm thực Hải Phòng


Hải Phòng - thành phố cảng biển này đã chắt lọc, giữ lại cho mình những hương vị ẩm thực đầy cá tính. Bún cá chính là một trong những hương vị đó.

Bún cá Hải Phòng là sự kết hợp nhuần nhuyễn hải sản và những sản vật từ đồng ruộng. Cá trong bát bún gồm: chả cá và cá rán xắt khúc. Chả cá tạo ra hương vị đặc biệt nhất cho món bún này, đồng thời nó cũng là thành phần quan trọng để quyết định sự ngon miệng của bát bún. Chả cá phải được làm bằng cá thu, thịt cá được lọc ra giã nhuyễn với thì là, hạt tiêu, kèm một chút bột nghệ cho ngon mắt... Cùng với chả là miếng cá xắt khúc chỉ dày khoảng một đốt ngón tay làm từ cá đồng, thường là cá trôi, cá trắm. Nét tinh tế của ẩm thực thể hiện rất rõ ở thịt cá đồng ngọt lại không tanh. Nước dùng phải được ninh bằng xương ống lợn với nước luộc xương cá biển mới ngọt và có mùi đặc trưng.
Ăn bún cá không thể quên rau muống thái nhỏ, rổ rau sống ngon nhất là vào mùa đông với đầy đủ xà lách, kinh giới, húng... Đặc biệt, dù mùa nào cũng không thể thiếu hoa chuối thái mỏng với vị vừa bùi vừa chát. Người ta khó có thể quên ấn tượng về bát bún cá với màu vàng của chả cá, cá rán, màu xanh thấp thoáng của dọc mùng, màu đỏ của tương ớt trên màu trắng tinh của bún ngập trong nước dùng trong veo đang bốc khói.

Món bún cá tuyệt vời ở chỗ không đem lại cảm giác no ngấy cho người ăn. Vì vậy, sau mấy ngày Tết bún cá được bày bán ở khắp các phố ở Hải Phòng. Nó được coi như món ăn để át đi vị thịt mỡ của những ngày Tết.

The most
adjective: shy

Bánh gật gù Tiên yên


Được thiên nhiên ưu đã, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, đây là một trong những nơi “trú ngụ” nhiều món “sơn hào hải vị”* so với các tỉnh khác trong nước. Tuy nhiên, đến Hạ Long, nhiều du khách lại chỉ muốn được thưởng thức món bánh gật gù Tiên Yên dân giã. Người ta bảo loại bánh này đã ăn một lần rồi thì cứ nhớ, cứ say như phải lòng bánh vậy...

Tiên Yên là một thị trấn cách Hạ Long khoảng 90 km về phía Đông. Nơi đây vốn nổi tiếng vì có món bánh gật gù. Người ta đi xa như vậy chỉ để thưởng thức món bánh có cái tên nghe ngồ ngộ này* vì chỉ ở nơi đây mới là nguồn gốc của nó, và ngay cả ở Tiên Yên cũng chỉ còn có 2 gia đình làm loại bánh này.

Tên của bánh, có lẽ do thực khách đặt cho, vì mỗi khi cầm lên thì cái bánh dẻo quẹo cứ gật gù, gật gù.

Bánh gật gù được làm bằng gạo nương. Gạo đem ngâm rồi xay thành bột. Miếng bí truyền là phải xay lẫn với một ít cơm nguội, pha trộn theo tỷ lệ nào chỉ chủ nhà mới biết. Bột xay rồi đem tráng, không mỏng như bánh cuốn, không dày như bánh đa. Bánh tráng xong cuộn lại, dài bằng gang tay, to như ngón tay cái xếp trên đĩa sứ, trắng muốt. Bánh tráng trong, mềm, dẻo mà không dính.
Gật gù chấm nước mắm cốt lẫn hành khô, tỏi, ớt và đặc biệt không thể thiếu là đĩa hến và mỡ gà. Người ta thường ví: Lợn Móng Cái, gái Ðầm Hà, gà Tiên Yên. Gà Tiên Yên là loại gà nuôi thả, mỏ nhỏ, chân vàng, thịt rất thơm. Thịt một chú gà sống thiến, bóc hai lá mỡ đem rán lên, đổ mỡ đun sôi cùng nước mắm và các thứ gia vị. Người ăn ngồi quanh bàn, cầm bánh gật gù chấm nước mắm nóng, ăn vào thấy người râm ran nóng, má hồng, mắt sáng, miệng xuýt xoa, rồi tự nhiên vừa ăn, vừa gật gù, tấm tắc. Người Tiên Yên bảo ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ mà còn là thứ thuốc giải cảm.

Có người cho rằng tại sao ở Hà Nội có vô vàn loại bánh ngon mà người ta lại phải mày mò lên tận thị trấn Tiên Yên xa xôi này chỉ để ăn một loại bánh có cái tên gật gù. Thắc mắc này ngay cả những người đã từng thưởng thức món* bánh này cũng chưa chắc đã trả lời được, bởi nó cũng được ví như cái duyên của người con gái, mà đã là cái duyên thì thật có sức hút và* không thể mô tả thành lời./.

Rượu cần Hòa Bình


Rượu cần của người Mường ở tỉnh Hòa Bình là một loại đồ uống truyền thống được sản xuất theo kinh nghiệm bí truyền và trở thành đặc sản của vùng. Rượu cần được dùng trong những dịp lễ hội, ngày Tết cổ truyền, hoặc đám hiếu hỷ có đông người tham dự ở các bản làng của đồng bào Mường. Thời gian gần đây, theo chân những du khách, rượu cần trở thành một loại hàng hóa được mọi người ưa chuộng ở những thành phố lớn.
Với hương vị thơm ngon, đậm đà bản sắc dân tộc từ men lá cây tự nhiên và rượu nếp, rượu cần Hòa Bình là một phần đặc biệt của ngày tết.